ERP - Hệ thống hoạch định nguồn lực cho phép doanh nghiệp kiểm soát được trạng thái nguồn lực của chính mình. ERP xây dựng một hệ thống quản lý với quy trình chuẩn hóa, hiện đại, chuyên nghiệp không chỉ nâng cao khả năng quản lý điều hành của cấp lãnh đạo mà còn nâng được giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường bởi ERP tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp đang vướng phải. Vậy ERP có thể giải quyết được những khó khăn nào?
1. Tổng hợp và tiếp cận dữ liệu, thông tin nhanh chóng
Thông thường các dữ liệu rãi rác ở các phòng ban, bộ phận khác nhau khi sử dụng ERP nguồn dữ liệu sẽ được tập trung trên một sơ sở dữ liệu duy nhất, với tính năng phân quyền các phòng ban dễ dàng chia sẽ dữ liệu cùng nhau, cấp lãnh đạo tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn dựa vào nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy
2. Quy trình kinh doanh của doanh nghiệp được xác định rõ ràng
ERP xác định rõ ràng quy trình kinh doanh của doanh nghiệp qua các phân hệ trong hệ thống phần mềm ERP, mỗi phân hệ đảm nhiệm thực hiện các chức năng theo từng phòng ban, các phân hệ có sự liên kết tạo ra quy trình làm việc liên kết xuyên suốt giữa các bộ phận trong công ty giúp phân công rõ ràng công việc, giảm bớt được những vấn đề xung đột liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của doanh nghiệp
3. Kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho
Quản lý kho luôn là vấn đề khó kiểm soát nhất của hầu hết các doanh nghiệp, với ERP doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chính xác được lượng hàng hóa, nguyên vật liệu tồn trong kho, xác định vị trí hàng hóa lưu trong kho. Phân hệ Kho - ERP cho phép tự động kiểm soát được mức tồn an toàn của hàng hóa, nguyên vật liệu, điều này giúp giảm được chi phí lưu kho, nhân sự vẫn đảm bảo được năng suất hiệu quả công việc
4. Quản lý tài chính, thực hiện nghiệp vụ kế toán chính xác
Một phân hệ kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các quy trình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất lượng. Phần mềm kế toán hay phân hệ kế toán của hệ thống phần mềm ERP sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt được những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trong các hạch toán thủ công bằng giấy tờ vô cùng rườm rà và phức tạp. Ngoài ra phân hệ kế toán trong hệ thống ERP cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý cấp cao kiểm tra tính chính xác của các tài khoản.
Hệ thống erp giúp người dùng nắm được các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tức thời và chính xác, bao gồm các báo cáo tài chính, chi phí, lợi nhuận, phân tích doanh thu,….
5. Tối ưu quy trình sản xuất
Phân hệ hoạch định và quản lý sản xuất của phần mềm ERP giúp các công ty sản xuất nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong qui trình sản xuất. Chẳng hạn, nếu công ty không sử dụng phần mềm ERP mà lên kế hoạch sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính toán sai và do đó thường sử dụng không hết công suất của máy móc và công nhân. Nói cách khác, điều này có nghĩa là áp dụng một hệ thống hoạch định sản xuất hiệu quả có thể làm giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Với phần mềm ERP, những khó khăn trong công tác quản trị sẽ được khắc phục và giải quyết có hiệu quả, các nguồn lực được kiểm soát dễ dàng và tối ưu hiệu quả. Các phân hệ trong ERP được kết hợp một cách chặt chẽ với nhau, đảm bảo quá trình quản trị diễn ra thông suốt và thống nhất trong toàn doanh nghiệp.
Đăng ký dùng thử ERP Tomaho tại đây
Nhận xét
Đăng nhận xét