HẠCH TOANS TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY SẢN XUẤT VÔ CÙNG ĐƠN GIẢN

Các nghiệp vụ kế toán về Tài sản cố định trong Công ty sản xuất
      Công ty sản xuất không thể không có máy móc, nhà xưởng để sản xuất ra sản phẩm bán ra ngoài thị trường. Máy móc và nhà xưởng là những vật có giá trị lớn trong doanh nghiệp, thường có thời gian sử dụng trên 1 năm, có giá trị từ 30 triệu đồng và chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai thì được xếp vào TSCĐ của doanh nghiệp (Theo điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính Quy định tiêu chuẩn và nhận biết Tài sản cố định hữu hình, vô hình. TOMAHO giúp bạn hạch toán và phân bổ TSCĐ trên phần mềm Kế toán TOMAHO.
1.     Kế toán tăng TSCĐ hữu hình trong Công ty sản xuất
a)    Mua sắm
-        Căn cứ vào hóa đơn mua hàng để xác định nguyên giá TSCĐ
Nợ Tk 211, 213: Giá TSCĐ (chưa bao gồm VAT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
          Có TK 111, 112, 131,…
+ Chi phí liên quan đến mua sắm TSCĐ: vận chuyển, lắp đặt
Nợ TK 211, 213: TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
          Có TK 111, 112, 131,…
-        Trường hợp mua TCSĐ theo phương thức trả chậm, trả góp:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá – giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm)
          Có TK 331: Phải trả người bán (Tổng giá thanh toán)
+ Định kì tính chi phí lãi trả chậm, trả góp theo kỳ:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
          Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn
+ Định kì thanh toán tiền cho người bán
Nợ TK 331: Phải trả người bán
          Có TK 111, 112 (Số phải trả định kì bao gồm cả gốc và lãi phải trả định kỳ).
b)    Trường hợp nhận vốn góp bằng TSCĐ trong Công ty sản xuất:
Nợ TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, vô hình
     Có TK 411: Vốn góp kinh doanh
c)     Trường hợp được nhận biếu, tặng, tài trợ bằng TSCĐ trong Công ty sản xuất, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, vô hình
          Có Tk 711: Thu nhập khác
          + Các chi phí liên quan đến TSCĐ được tài trợ, biếu tặng được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình: Chi phí vận chuyển, lắp đặt
                    Nợ TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, vô hình
                              Có TK 111, 112, 331,…
2.     Trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất
   Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng bộ phận.
          Nợ TK 154: Bộ phận sản xuất (TT 133)
          Nợ TK 6421: Bộ phận bán hàng (TT 133)
          Nợ TK 6422: Bộ phận quản lý (TT 133)
          Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TT 200)
          Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (TT 200)
          Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (TT200)
                    Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
3.     Kế toán giảm TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất
a)    Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
-        Kế toán ghi giảm các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ và chuyển giá trị còn lại vào chi phí khác:
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ
          Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
-        Phản ánh thu nhập từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 111, 112, 131: Thao giá thanh toán
          Có TK 711: Thu nhập khác
          Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ (nếu có)
-        Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý, nhượng bán: Chi phí nhân viên làm nhiệm vụ thanh lý, chi phí sửa chữa trước khi nhượng bán,…
Nợ TK 811: Chi phí khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
          Có TK 111, 112, 331, 334,……
b)    Góp vốn đầu tư bằng TSCĐ vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư dài hạn khác.
    Căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ, giá thỏa thuận do Hội đồng giao nhận vốn xác nhận. Số chênh lệch giá giảm (lỗ), giá tăng (lãi) được hạch toán là chi phí khác và thu nhập khác, kế toán ghi nhận:
          Nợ TK 221, 222, 223, 228: Theo giá thỏa thuận
          Nợ TK 214: Theo giá trị hao mòn
          Nợ TK 811: Chênh lệch giảm giá TSCĐ
                    Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
                    Có TK 711: Chênh lệch tăng giá TSCĐ (Lãi).
c)     Trả vốn góp đầu tư bằng TSCĐ
Nợ TK 411: Ghi theo giá thỏa thuận
Nợ TK 214: Ghi theo số khấu hao lũy kế
TK 811: Chênh lệch giảm
          Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
          Có TK 711: Chênh lệch tăng
d)    Trao đổi TSCĐ tương đương
    Trường hợp doanh nghiệp sử dụng TSCĐ của mình để đổi TSCĐ tương đương của đơn vị khác thì Kế toán ghi nhận:
          Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ nhận về
          Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ đem trao đổi
                    Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi
e)     Trao đổi TSCĐ không tương đương
    Trường hợp doanh nghiệp sử dụng TSCĐ của mình để đổi lấy tài sản của đơn vị khác có mức giá không tương đương nhau thì kế tioans căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đem trao đổi để ghi nhận:
          Nợ TK 811: Giá trị còn lại
          Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
                    Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
-        Căn cứ vào giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (do 2 bên thảo thuận), kế toán ghi nhận:
Nợ TK 131: Giá hợp lý TSCĐ đem trao đổi
          Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác
          Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
-        Căn cứ vào giá hợp lý TSCĐ nhận về, kế toán ghi:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
          Có TK 131: Giá hợp lý của TSCĐ nhận về
-        Nếu giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi lớn hơn giá hợp lý của TSCĐ nhận về thì doanh nghiệp được nhận lại bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
          Có TK 131
Bài tập TSCĐ trong Công ty sản xuất
Bài tập: Tại công ty phần mềm TOMAHO nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ về tình hình TSCĐ đầu tháng 5/2019.
1.     Mua TSCĐ
a)     Ngày 7/5 mua 1 dây chuyền sản xuất của Công ty ABC dùng cho sản xuất theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 242.000.000. Chưa thanh toán cho người bán.
b)    Chi phí trước sử dụng thanh toán bằng tiền mặt 8.800.000, trong đó thuế GTGT 10%.
c)     Thiết bị được đầu tư bằng Quỹ đầu tư phát triển và có thời gian sử dụng dự kiến 10 năm.
Định khoản
1.     Mua TSCĐ. Ngày 7/5/2019
a)     Nợ TK 211: 220.000.000
Nợ TK 133: 22.000.000
          Có TK 331: 242.000.000

b)    Nợ TK 211: 8.000.000
Nợ TK 133: 800.000
          Có TK 111: 8.800.000

c)     Nợ TK 414: 228.000.000  
Có TK 411: 228.000.000

·       Trích khấu hao TSCĐ cuối năm
Nợ TK 627: 22.800.000
          Có TK 214: 22.800.000


2.     Mua TSCĐ theo phương thức trả góp
a)     Ngày 8/5 mua 1 Ô tô tải dùng cho bộ phận bán hàng của công ty NTT theo phương thức trả góp. Tổng số tiền để thanh toán theo hợp đồng là 290.000.000, trong đó giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 275.000.000
b)    Thời gian trả góp là 10 tháng, bắt đầu từ tháng 5/2019. Tất cả thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty đã thanh toán lần đầu 29.000.000. Thời gian sử dụng dự kiến 10 năm.
Định khoản
a)     Nợ TK 211: 250.000.000
Nợ TK 133: 25.000.000
Nợ TK 242: 15.000.000
               Có TK 331: 290.000.000

b)    Nợ TK 635: 1.500 (cho 10 tháng bắt đầu từ tháng 5)
Có TK 242: 1500.000

c)     Nợ TK 331: 29.000.000
Có TK 112: 29.000.000

d)    Nợ TK 331: 23.100.000 (trả cả gốc và lãi trong 10 tháng từ tháng 5)
Có TK 112: 23.100.000

·       Phân bổ TSCĐ cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 641: 26.500.000
          Có TK 214: 25.000.000

3.     Thanh lý TSCĐ
a)     Tháng 6/2019, doanh nghiệp thanh lý một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 120.00, đã khấu hao 80.000.000
b)    Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 2500.000
c)     Tiền thanh lý thu bằng chuyển khoản 110.000.000, trong đó thuế GTGT 10%. Biết tỷ lệ khấu hao năm là 12%.
Định khoản:
a)     Nợ TK 214: 80.000.000
Nợ TK 811: 40.000.000
          Có TK 211: 120.000.000

b)    Nợ TK 811: 2500.000
Có TK 111: 2500.000
c)     Nợ TK 112: 110.000.000
Có TK 711: 100.000.000
Có TK 3331: 10.000.000

Nhận xét